Trang

Thứ Năm, 21 tháng 10, 2021

Hồ tiêu chết hàng loạt, nông dân được giảm lãi ngân hàng

Theo Bnews, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Phước, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, giảm lãi cho hàng nghìn nông dân trồng tiêu bị thiệt hại do cây chết hàng loạt.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/nganh-ho-tieu-viet-nam-co-the-bi-lo-nhip-tang-cua-thi-truong-vi-covid-19-va-cuoc-van-tai-cao-ngat-nguong-20210919233237676.htm

Theo đó, các chi nhánh ngân hàng đã cơ cấu thời hạn trả nợ gốc và lãi cho 764 khách hàng với dư nợ hơn 354 tỷ đồng; giảm lãi cho 4.411 khách hàng với dư nợ được giảm lãi hơn 918 tỷ đồng, số tiền lãi được giảm hơn 8 tỷ đồng.

Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” cây hồ tiêu của cả nước với diện tích trên 14.000 ha. Trong các niên vụ 2018 – 2019 và 2019 – 2020 nhiều diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn Bình Phước xảy ra tình trạng chết hàng loạt do mắc bệnh, gây thiệt hại lớn cho nông dân.

Hồ tiêu chết hàng loạt, nông dân được giảm lãi ngân hàng - Ảnh 1.

Thủ phủ tiêu Bình Phước có hơn 1.100 ha tiêu bị chết vì bệnh. (Ảnh: Báo Đại Đoàn Kết)

Tại huyện Bù Gia Mập, trong niên vụ 2019 – 2020 bị thiệt hại nặng nhất với 1.100 ha diện tích cây tiêu bị chết, trong đó xã Đăk Ơ chiếm phần lớn, với 875 ha hồ tiêu chết.

Trước những thiệt hại trên của nông dân trồng tiêu, UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt chính sách hỗ trợ nông dân có tiêu trồng bị chết trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích hỗ trợ 1.658 ha, kinh phí hỗ trợ 8,2 tỷ đồng.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/ho-tieu-chet-hang-loat-nong-dan-duoc-giam-lai-ngan-hang-20211021113905451.htm

Thứ Ba, 19 tháng 10, 2021

Giá tiêu được dự báo có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, hàng đang nằm trong tay ai?

Tính từ đầu năm đến nay, giá tiêu tăng mạnh tới 50%, gần chạm ngưỡng 90.000 đồng/kg. Đây là kết quả của nguồn cung thiếu hụt do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thời tiết xấu khiến sản lượng giảm.

Còn tiếp: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Giá tiêu dự báo có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, hàng đang nằm trong tay ai? - Ảnh 1.

Diễn biến giá tiêu từ đầu năm đến nay (Số liệu: tổng hợp, Biểu đồ: H.Mĩ)

Theo ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng tiêu năm 2021 giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái xuống khoảng 180.000 tấn. 

Thêm vào đó, trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết giới đầu cơ tăng cường mua vào, găm hàng khiến cho giá càng được đẩy lên.

“Giai đoạn tháng 5, khi giá tiêu khoảng 50.000 đồng/kg, giới đầu tư bắt đầu gom hàng. Và họ được ví với cái tên “nhà giàu” trong ngành bởi hiện giá đang rất cao trong khi nhiều người dân không còn nhiều”, vị này nhận định. 

Hồi tháng 8, khi nhiều tỉnh phía nam, Tây Nguyên loay hoay với những quy định phòng dịch, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đau đầu trong việc thu mua hàng, một phần giao thông, vận tải khó khăn vì không có giấy đi đường, phần khác là vì các đại lý, đầu cơ đã gom hàng trước đó. 

Chia sẻ với người viết, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông, người được mệnh danh là “vua tiêu” cho biết ngay cả khi doanh nghiệp không thể thu mua được hàng do quy định giãn cách xã hội nhưng giá tiêu vẫn tăng mạnh bởi yếu tố đầu cơ. 

“Những diễn biến thị trường vừa qua không khác mấy với trò “đỏ-đen” khi yếu tố đầu cơ quá nhiều”, ông Thông cho biết.

Tuy nhiên, hiện tại, ông Thông cho biết hoạt động thu mua suôn sẻ hơn thời điểm giãn cách xã hội và hàng cũng đã "sẵn" hơn nhưng phải mua với giá cao.

Việc doanh nghiệp xuất khẩu không thể xuất hàng (phần vì logistics, COVID-19, phần vì không mua được hàng) đã phản ánh ngay trong kết quả xuất khẩu tiêu tháng 9. 

Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 15.336 tấn, trị giá đạt 61,8 triệu USD, giảm 13% về lượng và 7% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 16% về lượng nhưng tăng 35,4% về trị giá. 

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-du-bao-co-the-cham-moc-100000-dong-kg-hang-dang-nam-trong-tay-ai-20211019233227681.htm

[Báo cáo] Thị trường cà phê quý III/2021: Giá cà phê tiếp tục lập đỉnh, dự kiến sẽ còn tăng những tháng cuối năm

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) giữ nguyên ước tính tổng sản lượng cà phê toàn cầu trong niên vụ 2020-2021 ở mức 169,6 triệu bao (loại 60 kg/bao), tăng 0,4% so với 169 triệu bao niên vụ cà phê trước.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-iii-2021-gia-ca-phe-tiep-tuc-lap-dinh-du-kien-se-tiep-tuc-tang-nhung-thang-cuoi-nam-20211019082256042.htm

Về tiêu thụ cà phê niên vụ 2020-2021, ICO ước tính tiêu thụ cà phê toàn cầu đạt 167,26 triệu bao, tăng 1,9% so với con số 164,13 triệu bao của niên vụ cà phê 2019-2020.

Như vậy, dư thừa cà phê toàn cầu dự kiến giảm từ 4,87 triệu bao của niên vụ 2019-2020 xuống còn 2,34 triệu bao trong niên vụ 2020-2021. Điều này cho thấy cung – cầu cà phê thế giới ngày càng thắt chặt và xu hướng tăng giá cà phê hiện tại khả năng sẽ tiếp tục diễn ra.

Giá cà phê thế giới tiếp tục lập đỉnh mới, lên mức cao nhất trong 12 năm qua và dự báo sẽ còn tiếp tục tăng trong thời gian tới do nguồn cung hạn chế trong khi nhu cầu cao vào cuối năm.

Brazil bắt đầu tập trung nhiều hơn vào trồng cà phê robusta bởi chi phí rẻ và chống chịu được thời tiết khắc nghiệt.

Giá cà phê tăng 12% trong quý III nhờ được hưởng lợi từ đà tăng giá cà phê thế giới. Tuy nhiên, doanh nghiệp lo ngại nếu tình hình vận chuyển không được cải thiện, trong khi mùa thu hoạch sắp kết thúc, giá cà phê sẽ quay đầu giảm. Đồng thời doanh nghiệp có thể bị khách nước ngoài ép giá đối với hàng tồn kho.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-truong-ca-phe-quy-iii-2021-gia-ca-phe-tiep-tuc-lap-dinh-du-kien-se-tiep-tuc-tang-nhung-thang-cuoi-nam-20211019082256042.htm

Thứ Tư, 13 tháng 10, 2021

CEO KDI HOLDINGS ĐỖ TUẤN ANH

Nguồn: https://vietnambiz.vn/ceo-kdi-holdings-do-tuan-anh-the-gioi-hien-dai-khong-co-cho-cho-status-quo-20211012161220685.htm 

Ông Đỗ Tuấn Anh là một tên tuổi lớn trong giới tài chính và ngân hàng. Tháng 7/2020, ông rời ghế Phó tổng giám đốc Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) để đảm nhiệm vị trí Tổng giám đốc Tập đoàn KDI Holdings.

Hiện ông Đỗ Tuấn Anh vẫn là Phó chủ tịch HĐQT của nhà băng này song rút dần vai trò điều hành trực tiếp tại nhà băng.

Nhân ngày Doanh nhân Việt Nam, ông Đỗ Tuấn Anh đã dành cho chúng tôi những chia sẻ khi về KDI Holdings - một tập đoàn đa ngành và những cơ hội mới khi đại dịch COVID-19 dần được kiểm soát.

CEO KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh: Thế giới hiện đại không có chỗ cho "status quo" - Ảnh 1.
CEO KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh: Thế giới hiện đại không có chỗ cho "status quo" - Ảnh 2.

Ông Đỗ Tuấn Anh: Với tôi, KDI Holdings là một cái duyên. Tôi và Chủ tịch tập đoàn có mối quan hệ thân tình đã được hơn 25 năm.

CEO KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh: Thế giới hiện đại không có chỗ cho "status quo" - Ảnh 1.

Ông Đỗ Tuấn Anh, CEO KDI Holdings

Mặc dù, chỉ mới chính thức điều hành KDI Holdings được hơn một năm, nhưng trên thực tế, tôi đã đồng hành cùng tập đoàn hơn một thập kỷ từ những ngày đầu thành lập.

Đối với tôi, việc chuyển hướng sang điều hành một tập đoàn đa ngành với nhiều lĩnh vực như bất động sản, giáo dục, nông nghiệp, năng lượng tái tạo, nội thất cáo cấp, giải trí… thật sự là một "bước ngoặt" lớn, nhiều thách thức nhưng không kém phần thú vị.

Tôi tin rằng, mỗi người chúng ta đều cần "làm mới" bản thân để tạo ra các bước tiến xa hơn trong sự nghiệp và khám phá chính mình. Với tôi đây là một sự thay đổi đúng thời điểm khi đã gần bước sang tuổi 50.

CEO KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh: Thế giới hiện đại không có chỗ cho "status quo" - Ảnh 4.

Ông Đỗ Tuấn Anh: Chúng ta đã trải qua 4 đợt dịch COVID-19 trong gần hai năm qua, sự tàn phá khốc liệt của đợt dịch COVID-19 thứ 4 tiếp tục gây ảnh hưởng nặng nề cho nền kinh tế và những khó khăn chưa từng có.

KDI Holdings cũng không ngoại lệ khi phải đối mặt với nhiều thách thức trong bối cảnh nền kinh tế chung. Tuy nhiên, chúng tôi luôn giữ được sự tỉnh táo, bởi hơn lúc nào hết cần một cái đầu lạnh, sự quyết tâm, kiên định với mục tiêu để vượt qua mọi khó khăn.

CEO KDI Holdings Đỗ Tuấn Anh: Thế giới hiện đại không có chỗ cho "status quo" - Ảnh 5.

Bên cạnh đó, sự linh hoạt, chủ động chuyển đổi thích ứng với hoàn cảnh mới cũng là điều vô cùng quan trọng.

Chính vì vậy, ngay cả lĩnh vực đầu tư chịu nhiều thách thức nhất của KDI Holdings là dự án bất động sản Vega City Nha Trang cũng không hề bị ngưng trệ dù ở giữa tâm dịch là TP Nha Trang – Khánh Hòa.

Chúng tôi đã khẩn trương triển khai các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch theo đúng quy định và hướng dẫn của Bộ y tế, các cấp chính quyền địa phương trong khi vẫn đảm bảo tốt nhất công tác thi công xây dựng tại dự án theo đúng tiến độ để sẵn sàng đón đầu cơ hội phát triển trong tương lai.

Học sinh của KDI Education được tiếp cận giáo dục STEM với nhiều giải pháp đa dạng, phù hợp với mọi nhu cầu của nhà trường và học sinh.

Đối với mảng giáo dục STEM, dịch bệnh cũng ảnh hưởng nhiều đến các hoạt động triển khai của KDI. Tuy nhiên, bên cạnh việc điều chỉnh hợp lý tốc độ tăng trưởng hợp tác với các trường, chúng tôi đã tập trung nghiên cứu, phát triển các sản phẩm online.

Đến giờ chúng tôi đã sẵn sàng với kịch bản "sống chung với dịch bệnh" cũng như xây dựng được năng lực phát triển nhanh khi các trường đón học sinh trở lại.

Riêng mảng nông nghiệp công nghệ cao của chúng tôi với trang trại chuối tại Đắk Lắk vẫn tăng trưởng tốt. Mặc dù, hoạt động hàng ngày có nhiều khó khăn hơn vì phải phòng chống dịch nhưng chúng tôi vẫn đảm bảo năng suất cao, chuỗi cung ứng không bị ảnh hưởng. Đây cũng là một điểm sáng trong hoạt động của tập đoàn thời gian qua.

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ, chúng tôi thấy may mắn khi các hoạt động sản xuất, xây dựng, vận hành không bị gián đoạn. Điển hình như dự án Vega City Nha Trang, chúng tôi vẫn đảm bảo duy trì công ăn việc làm cho hơn 1.000 công nhân trong bối cảnh bệnh dịch khó khăn.

Chúng ta đều mong đợi bệnh dịch được kiểm soát ổn định, mọi người dân được tiêm đủ Vaccine để cuộc sống sớm được ổn định. KDI Holdings đã sẵn sàng tiếp tục hoàn thành các mục tiêu cho từng mảng kinh doanh trong trạng thái bình thường mới.

Thứ Hai, 4 tháng 10, 2021

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, ai là người được hưởng lợi?

Những ngày đầu tháng 10, giá tiêu dao động khoảng 78.000 – 82.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây và gấp đôi so với thời kỳ chạm đáy vào tháng 4/2020.

Xem thêm: https://vietnambiz.vn/chu-de/ho-tieu-hat-tieu-39.htm

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, sao nông dân lại vườn không, nhà trống? - Ảnh 1.

Diễn biến giá tiêu trong nước 9 tháng đầu năm (Biểu đồ: Hoàng Anh)

Trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết cứ 8 – 10 năm, giá tiêu sẽ bắt đầu chu kỳ tăng mới và có thể đạt đỉnh như chu kỳ trước.

Đỉnh điểm như năm 2015, giá tiêu đạt 220.000 đồng/kg nhưng giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm giá xuống vài chục nghìn đồng/kg, cho đến đầu tháng 4/2020 thì giá chạm đáy 34.000 đồng/kg.

Từ đó, giá bắt đầu khởi sắc và sắp chạm ngưỡng 85.000 đồng/kg. Như vậy, có thể xác định năm 2020 – 2021 là năm giá chạm đáy và bắt đầu một chu kỳ lên giá mới.

Trước đó, giá hồ tiêu rất thấp, người dân càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ. Vì vậy, các chủ vườn tiêu đã bỏ bê, không đầu tư chăm sóc và diện tích giảm rất nhiều.

"Qua khảo sát chúng tôi ước tính diện tích cho thu hoạch năm 2021 chỉ còn chưa tới ½ so với diện tích năm 2017 (153.000 ha).

Bên cạnh đó, thời tiết mưa, hạn thất thường khiến tiêu ra gié và kết trái rất ít nên năng suất giảm rất nhiều", ông Bình nói.

Với 2 yếu tố trên, sản lượng của vụ thu hoạch năm 2020 – 2021 giảm trên 30% so với năm trước, chỉ đạt 150.000 nghìn tấn. Do đó, lượng tiêu xuất khẩu năm 2021 dự báo sẽ giảm mạnh so với năm 2020.

Giá tiêu cuối năm có thể chạm mốc 100.000 đồng/kg, sao nông dân lại vườn không, nhà trống? - Ảnh 1.

Số liệu: Tổng cục Hải quan, Biểu đồ: Hoàng Anh

Trước năm 2021, sản lượng hồ tiêu dồi dào, giá thấp, các doanh nghiệp nước ngoài tranh thủ cơ hội mua tạm trữ và khả năng nguồn hàng này sắp cạn. Doanh nghiệp phải bổ sung nguyên liệu từ thủ phủ hồ tiêu Việt Nam.

"Do đó, chúng tôi khẳng định giá tiêu đang dần tốt lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 – 100.000 đồng/kg", ông Bính cho biết.

Thực tế, ở 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm chiếm 90% diện tích, đang xôn xao việc tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu.

Ông Bính khuyến cáo các chủ vườn nên trồng xen canh với cây lâu năm, không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết. Đồng thời, chọn đất, chọn giống tốt và tuân thủ quy trình theo hướng hữu cơ để phát triển ngành tiêu bền vững.

Ai là người hưởng lợi?

Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm khi Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.

Giá tiêu xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể vui. Theo ông Bính, nhiều doanh nghiệp ký bán trước giá thấp từ 40.000 – 55.000 đồng/kg nay phải mua với giá trên 70.000 đồng/kg để giao hàng theo hợp đồng nên bị lỗ nặng.

Bên cạnh đó, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, Châu Âu, Mỹ… tăng lên 6-10 lần so với trước đây khiến doanh nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận.

Còn tiếp...

Tham khảo: https://vietnambiz.vn/gia-tieu-cuoi-nam-co-the-cham-moc-100000-dong-kg-ai-la-nguoi-duoc-huong-loi-20211004164649455.htm

Một Vloger Việt vừa bị trộm mất nút vàng YouTube: Giải thưởng này thực sự có giá trị bao nhiêu?

  nguon  https://vietnambiz.vn/mot-vloger-viet-vua-bi-trom-mat-nut-vang-youtube-giai-thuong-nay-thuc-su-co-gia-tri-bao-nhieu-202202151035122...