Trang

Thứ Sáu, 24 tháng 12, 2021

Vốn ngoại liên tục đổ vào thị trường bán lẻ Việt: Động lực để bứt tốc sau dịch?

  nguon https://vietnambiz.vn/von-ngoai-lien-tuc-do-vao-thi-truong-ban-le-viet-dong-luc-de-but-toc-sau-dich-2021122322423593.htm


Kết lại một năm M&A sôi động của thị trường bán lẻ Việt bằng thương vụ The CrownX của Masan Group huy động thành công 350 triệu USD từ các nhà đầu tư Trung Đông.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, luỹ kế 11 tháng đầu năm nay, tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký mới vào thị trường bán lẻ, bán buôn đạt 9 tỷ USD, chiếm 2,2% tổng vốn cả nước.

Vốn ngoại liên tục đổ vào thị trường bán lẻ Việt: Động lực để bứt tốc sau dịch? - Ảnh 1.

Bên trong một siêu thị tại Hà Nội. (Ảnh: Thiên Trường).

Thị trường bán lẻ Việt hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài

Theo Tổng Cục thống kê, dù không bằng cùng kỳ năm ngoái song trong bức tranh chung về sự phục hồi mạnh mẽ của cả nền kinh tế thì bán lẻ được xem là một trong những mảng màu tươi sáng nhất. 

Tính chung 11 tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam đạt 4.128 nghìn tỷ đồng. Các chuyên gia dự báo nếu tiếp tục duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như những năm qua thì chỉ 2 năm tới, thị trường bán lẻ Việt Nam có thể cán mốc 200 tỷ USD về quy mô.

Không chỉ về quy mô, GDP bình quân đầu người đạt 3.000 USD đang đưa khoảng 1 triệu người gia nhập tầng lớp trung lưu mỗi năm, trở thành động lực cho sức mua mới của ngành bán lẻ tiêu dùng. 

Đồng thời, trong đại dịch thị trường đã chứng kiến sự dịch chuyển của các kênh bán lẻ. Theo số liệu của VDSC, kênh bán lẻ hiện đại đã tăng thị phần từ 31% năm 2019 lên 34% trong 5 tháng đầu năm nay. Đồng nghĩa, chợ truyền thống và các kênh bán lẻ nhỏ khác đang mất dần thị phần.

Rõ ràng điều này đã khiến bán lẻ Việt Nam trở thành kênh đầu tư hấp dẫn không thể bỏ lỡ của các đại gia ngoại. Bởi thế, theo ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội, bất chấp việc thị trường bán lẻ chịu tác động từ đại dịch và kênh bán lẻ truyền thống chiếm phần lớn thị phần, dòng vốn ngoại trong thời gian qua vẫn liên tục đổ về.

Dòng tiền liên tục chảy vào bán lẻ

Hoạt động tích cực nhất trong năm nay phải kể đến Masan Group với hệ sinh thái tiêu dùng bán lẻ Point of Life của mình. Từ đầu năm đến nay, tập đoàn đã liên tục sử dụng công cụ M&A để thu hút vốn ngoại, bổ sung những mảnh ghép còn thiếu, đầu tư vào các sáng kiến thúc đẩy tăng trưởng và mua lại cổ phần để tăng tỷ lệ sở hữu.

Mở đầu năm 2021 là mối "nhân duyên" giữa Masan Group và SK Group khi tập đoàn Hàn Quốc quyết định rót 410 triệu USD để nắm giữ 16,26% số cổ phần VinCommerce (đơn vị quản lý chuỗi siêu thị/cửa hàng tiện lợi VinMart/VinMart+).

Đưa VinCommerce phát triển thành một doanh nghiệp đa kênh bao gồm cả thị trường trực tuyến và ngoại tuyến tương tự mô hình Alibaba hay Amazon đang theo đuổi.

Lãnh đạo SK Group

Đến tháng 11/2021, SK Group tiếp tục bỏ 340 triệu USD để có 4,9% cổ phần tại The CrownX - hạt nhân trong hệ sinh thái bán lẻ Masan. Chia sẻ trên tờ nhật báo kinh tế Hàn Quốc KED Global, một lãnh đạo SK Group cho biết tập đoàn này có tham vọng cùng với Masan Group đưa VinCommerce phát triển thành một doanh nghiệp đa kênh bao gồm cả thị trường trực tuyến và ngoại tuyến tương tự mô hình Alibaba hay Amazon đang theo đuổi.

Trước thương vụ này, trong tháng 6, The CrownX cũng nhận được sự quan tâm của nhóm nhà đầu tư gồm Alibaba và Baring Private Equity Asia, khi nhóm này hoàn tất mua 5,5% cổ phần phát hành mới với giá 400 triệu USD. Và gần đây nhất, 13/12, các nhà đầu tư Trung Đông gồm TPG, Quỹ đầu tư Quốc gia Abu Dhabi và SeaTown Holdings đã rót 350 triệu USD vào The CrownX. 

Sau giao dịch, The CrownX được định giá 8,2 tỷ USD cho 100% vốn chủ sở hữu, tương đương giá mỗi cổ phần là 105 USD (xấp xỉ 2,41 triệu đồng). Trong đó, Masan Group vẫn nắm quyền chi phối với tỷ lệ sở hữu 81,4%. Tính đến thời điểm hiện tại, hệ sinh thái của Masan đã thu hút 1,5 tỷ USD vốn đầu tư nước ngoài.

Nhưng vốn ngoại không phải là tất cả

Bán lẻ vốn luôn là cuộc chơi dai sức. Chủ tịch Masan Group - tỷ phú Nguyễn Đăng Quang cũng đã có lần thừa nhận rằng tập đoàn chọn hy sinh lợi nhuận và tốc độ tăng trưởng để xây dựng nền móng của một doanh nghiệp có quy mô khổng lồ. Và trong câu chuyện này, nguồn vốn chỉ là một phần.

Theo Chủ tịch danh dự Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam, bà Đinh Thị Mỹ Loan, có lần chia sẻ rằng để duy trì và tiếp tục tăng trưởng các doanh nghiệp cần phải nắm bắt được các xu hướng bán lẻ mới, thay đổi chiến lược kinh doanh theo tín hiệu thị trường. 

Về điểm này, các doanh nghiệp Việt trong thời gian qua có thể nói đã có những bước chuyển mình đáng ghi nhận khi Thế Giới Di Động đổ tiền làm Bách Hoá Xanh và mới đây cũng đã ra mắt loạt chuỗi bán lẻ khác như TopZone (chuyên bán sản phẩm Apple), BlueJi (bán trang sức), BlueSport (đồ thể thao)…

Vốn ngoại liên tục đổ vào thị trường bán lẻ Việt: Động lực để bứt tốc sau dịch? - Ảnh 3.

Tích hợp nhiều dịch vụ trong một điểm đến đang là mô hình nhiều ông lớn bán lẻ theo đuổi. (Ảnh minh hoạ: Thiên Trường).

Trong khi đó, với niềm tin mini-mall sẽ là mô hình bán lẻ xu hướng mới, tích hợp các tiện ích đa dạng, đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng thiết yếu hằng ngày từ offline đến online, Masan đã sớm cho ra mắt mô hình cửa hàng CVLife. 

Trong đó tích hợp chuỗi đồ uống Phúc Long, ngân hàng Techcombank và hiệu thuốc Phano Pharmacy trong cửa hàng VinMart/VinMart+. Theo đánh giá, mô hình này sẽ giúp The CrownX thu hút khách hàng hiệu quả hơn với chi phí tối ưu.

Ngoài bắt kịp xu hướng thì chia sẻ trên tờ Đầu tư, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, các doanh nghiệp bán lẻ Việt Nam hiện nay cần phải tự hoàn thiện mình để theo kịp sự phát triển của thời đại công nghệ số. 

Điều này có thể được nhận thấy trong chiến lược của Masan khi tập đoàn thống qua công ty thành viên là The Sherpa, để thâu tóm 70% cổ phần CTCP Mobicast - đơn vị sở hữu mạng di động ảo Reddi, với tổng giá trị tiền mặt là 295,5 tỷ đồng.

Ông Danny Le, Tổng giám đốc Masan Group cho biết công ty tin rằng yếu tố thay đổi cuộc chơi trong thời gian tới sẽ là cung cấp các giải pháp fintech bằng cách tận dụng cơ sở khách hàng thân thiết, trong đó mạng di động Reddi là nền tảng cốt lõi. Hiện nay, các giải pháp fintech như "mua trước trả sau" vẫn chưa đáp ứng đúng mức và đầy đủ cho đông đảo người tiêu dùng.

Với những chiến lược đầu tư bài bản, Masan tin rằng The CrownX có thể đạt mục tiêu trên sàn chứng khoán quốc tế vào năm 2023 – 2024 với biên lợi nhuận đạt hai chữ số.

Bằng cách chuyển mình để phù hợp với bối cảnh mới, đồng thời tự xây dựng nền tảng sẵn sàng cho chuyển đổi số,... rõ ràng những điều này sẽ giúp các doanh nghiệp bán lẻ Việt tạo thêm sức hấp dẫn hơn trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài.


Thứ Năm, 23 tháng 12, 2021

Tân Một Cú tiết lộ có hai bằng đại học, khẳng định người chê reviewer thiếu chuyên môn là kém hiểu biết

  nguon https://vietnambiz.vn/tan-mot-cu-tiet-lo-co-hai-bang-dai-hoc-khang-dinh-nguoi-che-reviewer-thieu-chuyen-mon-la-kem-hieu-biet-20211223105421702.htm


Nghề reviewer trong thời gian gần đây bất ngờ nhận được sự quan tâm của mọi người, đặc biệt sau những lùm xùm xoay quanh sự kiện ra mắt AirB và AirB Pro của BKAV.

Trong khoảng một thập kỷ trở lại đây, khi thị trường công nghệ Việt Nam phát triển, đã xuất hiện một số công việc mới, và một trong số đó phải kể đến reviewer. Reviewer là những người được trải nghiệm sản phẩm, sau đó chia sẻ lại đánh giá của bản thân về các sản phẩm đó với những người khác.

Thời gian qua, nghề reviewer một lần nữa trở thành đề tài được nhiều người quan tâm sau lùm xùm xung quanh sự kiện ra mắt hai mẫu tai nghe mới là AirB và AirB Pro của BKAV.

Mới đây trong một talkshow do Dân Trí tổ chức, Phạm Ngọc Tân (Tân Một Cú), hiện đang sở hữu kênh YouTube với gần nửa triệu lượt theo dõi đã có những trải lòng về nghề này. Đặc biệt, reviewer Tân Một Cú cũng là người xuất hiện trong những lùm xùm quanh mẫu tai nghe vừa qua.

Reviewer Tân Một Cú: Người chê reviewer Việt Nam không đủ trình độ chuyên môn, sống dựa vào nhà sản xuất thật ra không hiểu gì về nghề này - Ảnh 1.

Reviewer Tân Một Cú, người sở hữu kênh YouTube gần 500.000 lượt đăng ký. (Ảnh: Yan).

Tốt nghiệp hai trường đại học, có nhiều cơ hội trải nghiệm đồ công nghệ

Theo chia sẻ, Tân Một Cú từng học chuyên ngành tiếng Anh tại Đại học Hà Nội và chuyên ngành marketing tại Đại học RMIT. Anh cho biết mặc dù ngành học không có liên quan gì đến công nghệ thông tin, nhưng bản thân là người thích dùng đồ công nghệ. Đó vừa là một cái duyên cũng như động lực để anh đến với nghề reviewer công nghệ.

Định nghĩa về nghề reviewer, anh Tân chia sẻ: "Mọi người thường nghĩ nghề reviewer là người đánh giá, nhưng tôi xin được gọi đây là người trải nghiệm. Tôi có may mắn hơn những người khác khi có cơ hội tiếp cận với nhiều sản phẩm công nghệ, từ đó có những trải nghiệm và thước đo khác, qua đó giúp mọi người tìm được những sản phẩm phù hợp".

Trong thời gian đầu làm công việc reviewer, do chưa có kinh nghiệm thực tế nên để có thể đánh giá và trải nghiệm một sản phẩm theo cách đầy đủ, chi tiết nhất, anh Tân thường phải mất từ 4 đến 5 ngày. Hiện tại, nhờ kinh nghiệm đã tích lũy được nên thời gian dùng để trải nghiệm đầy đủ một sản phẩm sẽ ngắn hơn.

Riêng về reviewer công nghệ, anh Tận nhận định rằng bản chất công nghệ là một thứ gì đó khá khô khan, vì vậy muốn tạo sự thu hút với người xem, các reviewer công nghệ cần pha lẫn giữa giải trí và nghiêm túc. 

"Cá nhân tôi muốn trở thành bạn với khán giả. Mỗi buổi reviewer tôi thường đặt mình vào vai một người bạn, chia sẻ với mọi người cái nhìn về các sản phẩm công nghệ thay vì hướng bản thân theo kiểu chuyên gia", reviewer Tân Một Cú cho biết.

Một trong những khó khăn đối với nghề reviewer chính là đưa ra những đánh giá khách quan về sản phẩm. Chia sẻ về điều này, anh Tân nhận định: "Thời gian đầu làm reviewer tôi cũng chịu ảnh hưởng bởi cảm xúc khá nhiều. Để có thể đánh giá khách quan một sản phẩm, tôi nghĩ chỉ có cách luyện tập kết hợp thêm kiến thức, trải nghiệm của bản thân. 

Dần dần, reviewer có thể gạt bỏ một phần cảm xúc khi đánh giá, nhưng chắc chắn không thể gạt bỏ hết. Bản chất của reviewer là người dùng nên có thể giữ được sự trung lập là điều rất khó".

Sẵn sàng từ chối các đề nghị để nói tốt cho sản phẩm

Gần đây có ý kiến cho rằng các reviewer tại Việt Nam không có đủ trình độ chuyên môn, sống dựa vào các nhà sản xuất. Về vấn đề này, anh Tân nhận định: "Những người nói ra câu này thật ra không hiểu gì về công việc của bọn tôi. Về bản chất, reviewer có từ rất lâu rồi.

Riêng về công nghệ, reviewer chúng tôi đại diện cho người sử dụng, vì vậy tôi thấy việc phải am hiểu về sản xuất, cơ khí, điện tử,… là điều không cần thiết. Chúng ta đang sống trong xã hội mà mỗi người làm một chuyên môn riêng. Do đó không nên bắt người khác phải có chuyên môn của mình mới có thể hiểu sản phẩm của mình. Điều đó là vô lý".

Bên cạnh đó, có những ý kiến khác cho rằng reviewer có thể được nhận quà tặng, tiền,… để nói tốt cho các hãng sản xuất hoặc nói xấu đối thủ, anh Tân cho biết: "Tôi chưa từng chứng kiến việc nhận tiền để nói xấu đối thủ, còn về việc được nhần quà tặng từ các nhà sản xuất là có.

Khi đó, chúng tôi cũng có sẽ những sự đối đáp phù hợp với họ. Nhiều người nghĩ rằng reviewer nhận tiền từ nhà sản xuất để khen, điều đó không hẳn đúng. Có thể khi đó chúng tôi sẽ đánh giá một sản phẩm theo hướng tích cực, tạo cho người xem cảm giác hưng phấn, nhưng chúng tôi sẽ không nói dối".

Anh cũng tiết lộ rằng từng có những nhà sản xuất đề nghị anh đánh giá một chiếc laptop pin kém thành pin tốt. Tuy nhiên, anh Tân khẳng định chỉ có thể nói về một cái khác để giảm bớt sự tiêu cực chứ không thể nói dối trải nghiệm sản phẩm.

Chưa nhận thức được tầm ảnh hưởng của bản thân

Rõ ràng, khi thời đại công nghệ số phát triển, nghề reviewer cũng dần khẳng định được tiếng nói. Thực tế, reviewer có ảnh hưởng nhất định tới người dùng, đặc biệt trong lĩnh vực công nghệ.

Dù vậy, anh Phạm Ngọc Tân, người đang sở hữu kênh YouTube gần 500.000 người đăng ký và trang Facebook với hơn 50.000 người theo dõi cũng phải thừa nhận rằng chưa ý thức được chính xác sự ảnh hưởng của bản thân lớn tới mức nào.

"Mức độ ảnh hưởng của tôi có lẽ được nhìn thấy rõ nhất qua những người xung quanh. Bạn bè khi mua các đồ công nghệ thường nhắn tin hỏi tôi xem nên chọn máy nào. Có lẽ mức độ ảnh hưởng của tôi nằm ngoài sự nhận thức của bản thân. Tôi không được phép tự mãn với bản thân bởi vẫn còn rất nhiều điều cần phải học hỏi. Ngoài ra khi phát biểu trên mạng cũng phải chọn lọc ngôn từ cẩn thận bởi cá nhân tôi cũng đang có sức ảnh hưởng nhất định nào đó", anh Tân cho biết.

Về ảnh hưởng tới nhà sản xuất, anh Tân chia sẻ: "Trong quá trình làm việc, tôi chưa bao giờ đặt nặng tính chê bai. Gần đây cũng có một số sản phẩm làm tôi không hài lòng. Tôi cũng có đưa ra những phản hồi từ trải nghiệm thật, bao gồm video quay trực tiếp. 

Thực tế, cho đến bây giờ nhà sản xuất sản phẩm đấy vẫn chưa phản hồi gì cả. Dù vậy, các sản phẩm về sau của họ cũng dần dần tốt lên". Anh nói thêm rằng mối quan hệ giữa reviewer là nhà sản xuất gần gũi hơn giữa người dùng và nhà sản xuất. Đó là cách ảnh hưởng tích giữa giữa reviewer và nhà sản xuất.


Thứ Hai, 20 tháng 12, 2021

Luật sư nói gì về mức tổng chi phí vay 7,5%/tháng của F88 sau thương vụ hợp tác với Thế Giới Di Động?

  nguon https://vietnambiz.vn/luat-su-noi-gi-ve-muc-tong-chi-phi-vay-75-thang-cua-f88-sau-thuong-vu-hop-tac-voi-the-gioi-di-dong-2021122014162798.htm


Theo F88, tổng chi phí vay tháng là 7,5%, trong đó mức lãi suất là 1,1%/tháng. Phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày và tối đa không quá 150.000 đồng trên một kỳ quá hạn.

Theo thông tin chúng tôi có được, dự kiến ngày 20/12, F88 sẽ triển khai dịch vụ cho vay tiêu dùng tại các cửa hàng thuộc hệ thống của Thế Giới Di Động và Điện Máy Xanh. Trước mắt, dịch vụ này sẽ triển khai tại TP HCM sau đó sẽ được mở rộng ra các tỉnh thành khác.

F88 sẽ là đơn vị cung cấp dịch vụ cho vay, duyệt hồ sơ và đòi nợ. Thế Giới Di Động là đơn vị cung cấp địa điểm giao dịch. Khoản vay được cung cấp hiện tại là 10 triệu đồng và được chi trả trong 12 tháng. Thủ tục đơn giản, giải ngân nhanh chóng trong vòng 15 phút có tiền ngay, tiền mặt do MWG tạm ứng hoặc chuyển khoản từ F88.

F88 liệu có đang cho vay cầm cố với lãi suất quá cao? - Ảnh 1.

F88 kết hợp với TGDĐ mở dịch vụ cho vay cầm cố. (Ảnh: F88).

F88 yêu cầu khách hàng có xe máy chính chủ để đạt điều kiện vay tiền, F88 giữ cà-vẹt (giấy đăng ký) xe và vẫn cho khách hàng sử dụng xe máy trong giai đoạn trả nợ. Sau khi duyệt vay, F88 sẽ chia đều số tiền cần trả trong 12 tháng để khách hàng dễ nhớ, chỉ cần mỗi tháng đến đóng đúng số tiền đã ấn định.

Phí phạt tất toán sớm trước hạn của khoản vay là 5% số tiền gốc còn lại. Tổng chi phí vay tháng là 7,5%, trong đó mức lãi suất là 1,1%/tháng. Phí phạt quá hạn là 50.000 đồng mỗi ngày và tối đa không quá 150.000 đồng trên một kỳ quá hạn. 

Mức tổng chi phí vay cao?

Thay vì lãi suất, F88 đưa ra mức tổng chi phí vay mỗi tháng là 7,5%. Nhiều ý kiến cho rằng F88 đang đưa ra mức phí vay quá cao. Trước thông tin này, phía F88 phản hồi: Với lãi suất tối đa 1,1%/tháng cùng chi phí thẩm định điều kiện cho vay và phí quản lý tài sản, mức tổng chi phí vay khoảng 53%/năm trên dư nợ gốc của F88 được coi là hợp lý. 

Đối tượng khách hàng tiếp cận khoản vay của F88 là dưới chuẩn hoặc những người cần tiền rất gấp để giải quyết công việc, mức độ rủi ro cao hơn nhiều so với tập khách hàng của công ty tài chính. 

Hiện nay một số công ty tài chính cung cấp các gói vay tiền mặt với mức tổng lãi suất từ 60% đến 75% trên hợp đồng, thời gian vay trung bình 36 tháng. 

"Tuy nhiên để có đủ điều kiện vay là điều không dễ dàng đối với người có thu nhập thấp, không chứng minh được thu nhập. Do đó, F88 tin tưởng sản phẩm này sẽ giúp cho khách hàng mục tiêu giải quyết khó khăn tại đúng thời điểm cần thiết, giúp họ tiếp cận nhu cầu tài chính dễ dàng hơn", đại diện F88 chia sẻ.

Luật sư nói gì về mức tổng chi phí vay của F88?

Đánh giá về các mức chi phí vay, luật sư Trương Thanh Đức, Giám đốc công ty Luật ANVI cho biết: "Mức lãi suất cho vay được nhà nước quy định là không vượt quá 20%/năm. Các khoản phí khác liên quan thì chưa có quy định cụ thể". Như vậy, nếu tính mức lãi suất 1,1%/tháng mà F88 đưa ra thì chưa vi phạm quy định.

Theo luật sư, mặc dù chi phí vay (bao gồm lãi suất) của F88 đang ở mức cao (7,5%) nếu so với các công ty tài chính khác như FE (khoảng 3,5%) nhưng con số này chưa nói lên được điều gì bởi điều kiện vay và độ rủi ro mà mỗi công ty tài chính phải chịu là khác nhau, do đó chi phí bỏ ra cũng khác nhau.

Chia sẻ thêm về vấn đề này, ông cho biết theo quy định của pháp luật mọi trường hợp cho vay bên ngoài hệ thống tổ chức tín dụng, nếu có mức lãi suất vượt quá 20%/năm đều là bất hợp pháp. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá 20% thì "mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực".

Trên thực tế, tổng chi phí vay mà người vay phải bỏ ra có thể ẩn giấu dưới nhiều hình thức không phải lãi suất như giữ lại một phần tiền ngay từ khi cho vay, tính lãi nhập gốc, tính các loại phí ngoài lãi lãi, như phí thẩm định khoản vay, phí thẩm định tài sản, phí bảo quản tài sản, lãi suất phạt vi phạm,...

Trường hợp lãi suất không vượt giới hạn lãi suất 20% quá nhiều thì cũng chưa nên coi là "tín dụng đen". Chẳng hạn, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ cho vay với lãi suất 25%/năm (vượt quá 5%/năm) thì chưa thể gọi là "tín dụng đen" (có thể coi như "tín dụng xám").

Tuy nhiên, nếu cho vay với mức lãi suất từ 100% trở lên thì sẽ có dấu hiệu phạm vào "Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự", theo quy định tại Điều 201, Bộ luật Hình sự năm 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017). Trường hợp này thì đã thể hiện rõ dấu hiệu của "tín dụng đen".

Luật sư nói gì về mức tổng chi phí vay 7,5%/tháng của F88 sau thương vụ hợp tác với Thế Giới Di Động? - Ảnh 2.

Đồ hoạ: ANVI.


Thứ Hai, 13 tháng 12, 2021

VinFast liên tiếp nhận tin vui khi tiến vào thị trường xe điện Mỹ

  nguon https://vietnambiz.vn/vinfast-lien-tiep-nhan-tin-vui-khi-tien-vao-thi-truong-xe-dien-my-20211213120423089.htm


Tổng số lượng xe bán ra tại thị trường Mỹ trong 10 tháng đầu năm tăng 94% so với cùng kỳ. Một tín hiệu đáng mừng cho VinFast khi hãng xe Việt vừa tiến vào thị trường này.
Trước ngày mở bán VinFast tại Mỹ: Vừa mừng, vừa lo - Ảnh 1.

Hai mẫu xe điện mới được VinFast ra mắt tại Los Angeles Auto Show 2021. (Ảnh: VinFast).

Những tháng cuối năm 2021 đã đánh dấu những bước tiến mới đối với hãng xe Việt – VinFast trên thị trường quốc tế. Công ty Việt Nam đã lựa chọn Los Angeles làm nơi đặt trụ sở chính sau khi đến Mỹ. Cùng với đó, VinFast đã giới thiệu hai mẫu xe điện hoàn toàn mới là VF e35 và VF e36 tại triển lãm ô tô lâu đời Los Angeles Auto Show 2021.

Theo kế hoạch, hãng xe Việt sẽ bắt đầu mở bán hai mẫu xe này vào đầu năm sau và tiến hành giao những chiếc xe đầu tiên tới tay người dùng vào cuối năm 2022. Nếu mọi chuyện diễn ra theo đúng kế hoạch, VinFast cũng có tham vọng xây nhà máy sản xuất tại Mỹ vào năm 2024.

Thực tế, dù phải mất khoảng một năm nữa thì những mẫu xe điện mới của VinFast mới được trao đến tay người tiêu dùng tại Mỹ, nhưng ngay từ thời điểm này, hãng xe Việt đã nhận được một số thông tin vui.

Theo chuyên trang ô tô Automotive News, tổng số lượng xe điện được bán ra tại Mỹ trong 10 tháng đầu năm tăng 94% so với cùng kỳ năm trước, đạt mức gần 378.500 chiếc. Trên thực tế, con số này chỉ chiếm khoảng 2,9% tổng số ô tô mới được đăng ký tại Mỹ trong cùng khoảng thời gian, nhưng tỷ lệ này cũng đánh dấu mức tăng trưởng đáng kể so với tỷ lệ 1,7% cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy người dùng tại Mỹ đã bắt đầu có những cái nhìn khác về xe điện, cũng như sử dụng xe điện nhiều hơn.

Một điểm đáng chú ý nữa trong báo cáo của Automotive News chính là việc California được công bố là bang có số lượng đăng ký xe điện mới nhiều nhất nước Mỹ, đạt mức 129.800 xe, tăng 74% so với cùng kỳ năm trước đồng thời chiếm tỷ trọng 34,3% tổng số xe ô tô mới được đăng ký. Dù vậy, tỷ trọng này vẫn thấp hơn mức 38,3% so với 10 tháng đầu năm 2020.

Cần biết California chính là nơi mà VinFast đặt trụ sở chính cũng như nơi mà hãng xe Việt giới thiệu hai mẫu xe điện hoàn toàn mới ra thị trường quốc tế. Sự năng động của thành phố này trong việc tiếp nhận những công nghệ mới như xe điện là lý do để VinFast nhắm đến khi đặt chân tới Mỹ.

Những con số trên giống như những tín hiệu lạc quan đối với VinFast nói riêng và các công ty xe điện khác cũng có kế hoạch bán xe tại Mỹ trong năm 2022 nói chung.

Dù vậy, báo cáo này cũng chỉ ra một điềm mà hãng xe Việt cần lưu tâm. Hãng xe điện lớn nhất thế giới Tesla ghi nhận mức tăng trưởng doanh số gần 70% trong 10 tháng đầu năm bất chấp những ảnh hưởng từ đại dịch COVID-19 và việc xếp áp chót trên bảng xếp hạng mức độ tin cậy được Consumer Reports công bố.

Trong đó, mẫu xe Tesla Model Y, được đánh giá cùng phân khúc với mẫu xe VF e35 của VinFast, ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 182% so với cùng kỳ năm trước, đạt doanh số hơn 134.000 chiếc.

Bên cạnh đó, tạp chí Forbes mới đây cũng chỉ ra cái khó của VinFast khi đến Mỹ đó là độ nhận diện thương hiệu chưa cao, trong khi cái tên Tesla đã là thương hiệu toàn cầu, thậm chí còn là hãng xe cao cấp được đăng ký nhiều thứ ba tại Mỹ trong 10 tháng đầu năm.

Đề cập tới những vấn đề này để thấy rằng VinFast dù đã ghi nhận một số tín hiệu tích cực trong nỗ lực vươn ra thị trường quốc tế, nhưng nếu muốn cạnh tranh với các ông lớn trong ngành xe điện như Tesla, hãng xe Việt còn rất nhiều thứ phải làm.


Thứ Ba, 7 tháng 12, 2021

Kiếm 20 triệu USD từ việc đánh bản quyền âm nhạc trái phép trên YouTube, hai cá nhân lĩnh án gần 40 năm tù

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/kiem-20-trieu-usd-tu-viec-danh-ban-quyen-am-nhac-trai-phep-tren-youtube-hai-ca-nhan-linh-an-gan-40-nam-tu-20211207153823943.htm 

"Tôi sở hữu các bản quyền âm nhạc này. Muốn dùng phải trả tiền cho tôi", về cơ bản, đây là cách các cá nhân này chiếm đoạt số tiền bản quyền kỹ thuật số bất hợp pháp.

Kiếm 20 triệu USD từ việc đánh bản quyền âm nhạc trái phép trên YouTube, hai cá nhân lĩnh án gần 40 năm tù - Ảnh 1.

Ảnh minh họa: Reuters.

Hai người đàn ông phải đối mặt với hàng chục năm tù giam và hàng triệu USD tiền phạt trước cáo buộc lừa đảo 20 triệu USD tiền bản quyền trên YouTube. Phương thức chiếm đoạt bằng cách tuyên bố họ đang nắm giữ bản quyền với hơn 50.000 bài hát bằng tiếng Tây Ban Nha, theo tờ Market Watch.

Cụ thể, Jose "Chanel" Teran, 36 tuổi ở Scottsdale, Arizona và Webster "Yenddi" Batista, 38 tuổi, sống tại Doral, Florida (Mỹ) vừa bị cảnh sát bắt giữ với tội danh lừa đảo bản quyền âm nhạc.

Theo cáo trạng, hai người này đã lập ra công ty MediaMuv để đánh bản quyền các clip âm nhạc trên mạng xã hội dù họ không thực sự sở hữu bản quyền ca khúc. Kế hoạch được nhen nhóm vào năm 2017, khi họ được một công ty quản lý bản quyền có tên AR tiếp cận.

Trong một số vụ việc, họ thậm chí còn làm giả giấy tờ chứng nhận tác quyền từ các nghệ sĩ để đánh bản quyền. Một công ty mà hồ sơ tòa án ghi là YT, có thể là YouTube đã phê duyệt và cấp cho hai người này hệ thống Content ID của nền tảng.

Với Content ID, họ có thể đánh bản quyền các đoạn video có sử dụng âm thanh mà họ tự nhận là giữ bản quyền, sau đó chiếm trọn doanh thu quảng cáo từ những video đó. Tờ Gizmodo cho biết hai kẻ lừa đảo này thậm chí còn có được thỏa thuận với Google – chủ sở hữu YouTube để bán bản quyền âm nhạc cho bên thứ ba, thứ mà họ hoàn toàn không sở hữu.

Một trong số những bản nhạc mà hai kẻ lừa đảo này đã thực hiện trót lọt là bản nhạc "Me Llamas" của Piso 21, đã mang về cho họ hơn 100.000 USD thông qua hơn 700 triệu lượt xem trên YouTube.

Sự việc được phát giác khi công ty MediaMuv đã bị một người xưng là đang nắm giữ bản quyền một trong những bài hát trong danh mục liệt kê của họ báo cáo với cơ quản quản lý. Song cặp đôi đã phủ nhận cáo buộc này và nói rằng "ai đó không xứng đáng nhận tiền bản quyền chỉ vì họ nói họ có bản quyền."

Do đó, các phi vụ lừa đảo vẫn được thực hiện cho đến tháng 4/2021. Tính đến thời điểm đó, hành vi đánh bản quyền phạm pháp trên đã mang về cho hai người này số tiền khoảng 20 triệu USD. Một phần doanh thu được họ mua dinh thự trị giá 550.000 USD, mua xe điện Tesla 129.000 USD, chi 93.000 mua một chiếc BMW và 62.000 USD để mua trang sức.

Teran và Batista đã bị cáo buộc với 30 tội danh âm mưu như gian lận điện tử, rửa tiền và trộm cắp. Họ sẽ phải đối mặt với án tù tổng cộng 37 năm và khoản tiền phạt lên đến 250.000 USD cho mỗi tội danh.


Chủ Nhật, 5 tháng 12, 2021

Cận cảnh showroom VinFast đầu tiên tại Mỹ: Đặt tại hai trung tâm thương mại sầm uất, đối diện cửa hàng Haidilao

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/can-canh-showroom-vinfast-dau-tien-tai-my-dat-tai-hai-trung-tam-thuong-mai-sam-uat-doi-dien-cua-hang-haidilao-20211203113724046.htm

 CEO VinFast toàn cầu Michael Lohscheller từng chia sẻ hãng xe Việt có kế hoạch mở thêm 60 showroom tại Mỹ, phục vụ cho mục tiêu giao xe trong năm 2022.

VinFast vừa qua đã chính thức công bố hai mẫu xe điện mới là VF e35 và VF e36 tại triển lãm Los Angeles Auto Show 2021. Theo kế hoạch, công ty sẽ bắt đầu mở bán hai mẫu xe vào đầu năm sau, và có thể giao xe vào cuối năm.

Để phục vụ cho kế hoạch này, ông Michael Lohscheller, CEO VinFast toàn cầu từng chia sẻ trên tờ Reuters rằng VinFast dự kiến sẽ mở thêm khoảng 60 showroom khác tại Mỹ trong năm sau. Vừa qua, trên mạng xã hội đã xuất hiện những hình ảnh đầu tiên về các showroom này.

Theo một số hình ảnh được chia sẻ trên Fanpage Người Việt ở Hollywood, hai showroom VinFast sẽ tọa lạc tại trung tâm thương mại Citadel Outlet và trung tâm thương mại Westfield Century City. Hai trung tâm thương mại này đều nằm ở bang California, nơi cũng đặt trụ sở chính của VinFast tại Mỹ.

Hiện hai showroom này đều đang được phủ bạt, bên ngoài có dòng chữ "The future of smart mobility will be here soon", tạm dịch là "Tương lai của các phương tiện di chuyển thông minh sẽ sớm xuất hiện tại đây". Đây cũng là chiến lược của VinFast khi tiến ra thị trường thế giới.

Cả Citadel Outlet và Westfield Century City đều là những trung tâm thương mại lớn, đông đúc và nhộn nhịp tại California. Theo chia sẻ trên Fanpage, showroom của VinFast tại Westfield Century City sẽ có vị trí đối diện nhà hàng lẩu nổi tiếng Haidilao.

Trước đó, tháng 11, VinFast chính thức công bố và đưa vào hoạt động hoạt động trụ sở chính của chi nhánh Mỹ. Trụ sở VinFast Mỹ tọa lạc tại khu vực Playa Vista - được mệnh danh là "Bãi biển Silicon" của thành phố Los Angeles với nhiều các công ty công nghệ hoạt động. 

Trụ sở của VinFast có diện tích khoảng 1.400m2 và có thể tiếp tục được mở rộng trong tương lai. Đây là nơi làm việc của đội ngũ lãnh đạo và hơn 400 nhân viên VinFast trong thời gian tới.


Thứ Năm, 2 tháng 12, 2021

Founder kiêm CEO Nhan Thế Luân rời NhacCuaTui sau 15 năm

 Nguồn: https://vietnambiz.vn/founder-kiem-ceo-nhan-the-luan-roi-nhaccuatui-sau-15-nam-2021120110532877.htm

Sau 15 năm lèo lái con thuyền NCT Corp (NhaCuaTui), CEO Founder Nhan Thế Luân vừa thông báo rời vị trí điều hành để tìm kiếm những cơ hội mới.

Mới đây trên trang Facebook cá nhân, ông Nhan Thế Luân, nhà sáng lập của NCT Corporation, đơn vị sở hữu website nghe nhạc trực tuyến NhacCuaTui.com đã thông báo rời vị trí điều hành công ty sau 15 năm léo lái startup đời đầu này.

"Vài năm trước tui đã bắt đầu nói trong công ty là muốn tìm người thay CEO để làm việc khác. Không phải vì hết đam mê mà là có nhiêu skill (kỹ năng) đã xài hết và công ty cũng cần trẻ hơn, năng động mới hơn, sáng tạo hơn…", ông Nhan Thế Luân cho biết.

"Xin cám ơn tất cả nhân viên NCT, đối tác và những người bạn đã đồng hành cùng con đường 15 năm qua. Mãi yêu và luôn tự hào vì điều đấy…", ông Luân viết trên trang Facebook cá nhân.

CEO Founder Nhan Thế Luân rời NhacCuaTui.com - Ảnh 1.

Ông Nhan Thế Luân, CEO Founder NCT Corp. (Ảnh: NCT).

Năm 2007, với mong muốn chia sẻ những bài hát yêu thích của mình và bạn bè, ông Luân đã bắt tay vào xây dựng và cho ra đời NhacCuaTui.com. Ý tưởng nhanh chóng được cộng đồng internet đón nhận, cùng với Zing Mp3, đây là hai website chia sẻ nhạc nổi tiếng với những người trẻ thế hệ 9x tại Việt Nam, thu hút hàng triệu lượt truy cập.

Ông Luân đã bỏ ra 10 USD để mua một tên miền nghe rất thuần miền Nam là Nhaccuatui (Nhạc của tui - NV) Ban đầu, trang web vẫn chỉ như một sở thích được chia sẻ âm nhạc với mọi người. 

Khi lượng truy cập trang đạt con số vài nghìn, bạn bè của CEO Founder NCT đã gợi ý ông Luân làm gì đó lớn hơn và ông đã quyết định từ bỏ công việc với mức lương ổn định tại một công ty phần mềm để chuyên tâm xây dựng website này.

Với 60 triệu đồng vay của mẹ để mua máy chủ đầu tiên, ông Luân đã thành lập NCT Corp trong năm 2007 và doanh thu từ quảng cáo trong năm đó đã đạt 300 triệu đồng. Đến 2010, con số này đã là 10 tỷ, trong đó 80% đến từ quảng cáo và thu phí người dùng, dịch vụ tổ chức sự kiện chiếm 20% còn lại.

Xuất thân là dân công nghệ thông tin, nhưng từ khi mở công ty Nhan Thế Luân đã phải tự học mọi thứ từ nhân sự, tài chính kế toán, xây dựng văn hóa công ty. Có lần ông tâm sự: "Đơn giản là khi mở công ty, có nhân viên rồi thì mình phải nghĩ cách làm sao để kiếm cơm cho những người đi theo mình, nên cứ phải vận động thôi".

Trong kinh doanh, nhất là lĩnh vực nhạc trực tuyến, Nhân Thế Luân cho rằng yếu tố con người là quan trọng nhất, quyết định khả năng thắng hay thua của doanh nghiệp. "Trong ngành này, ai có nội dung tốt thì sẽ thắng, mà con người chính là cha đẻ của nội dung", CEO Founder NCT từng chia sẻ. 

Tại công ty, nhân viên của NCT luôn được thoải mái đề xuất ý tưởng và chính họ cũng là những người biến ý tưởng đó thành hiện thực sau khi được duyệt và cấp vốn. 

Một Vloger Việt vừa bị trộm mất nút vàng YouTube: Giải thưởng này thực sự có giá trị bao nhiêu?

  nguon  https://vietnambiz.vn/mot-vloger-viet-vua-bi-trom-mat-nut-vang-youtube-giai-thuong-nay-thuc-su-co-gia-tri-bao-nhieu-202202151035122...