Trang

Thứ Ba, 25 tháng 1, 2022

Ecopark chuyển nhượng dự án căn hộ Hồ Thiên Nga gần 5.300 tỷ đồng cho công ty con

  Khu căn hộ Hồ Thiên Nga được xây dựng trên khu đất có diện tích 40.045 m2, gồm 8 khối tháp, cao 6-40 tầng. Công trình gồm các không gian thương mại dịch vụ và 2.623 căn hộ để ở.

Ecopark chuyển nhượng dự án căn hộ Hồ Thiên Nga gần 5.300 tỷ đồng cho công ty con - Ảnh 1.

Công viên Hồ Thiên Nga. (Ảnh: ecoparkhome.vn).

UBND tỉnh Hưng Yên mới đây quyết định cho phép CTCP Tập đoàn Ecopark chuyển nhượng một phần dự án Khu đô thị thương mại và du lịch Văn Giang (dự án Khu căn hộ Hồ Thiên Nga) tại lô đất CT-21,22 cho CTCP Bất động sản Ecopark-Nomura.

Công trình Khu căn hộ Hồ Thiên Nga được xây dựng trên khu đất có diện tích 40.045 m2, gồm 8 khối tháp, cao 6-40 tầng, chung khối đế cao hai tầng, tum thang và hai tầng hầm chung.

Còn tiếp...

Các dự án xe điện của VinFast dự kiến sẽ thu hút làn sóng nhân sự cấp cao 'đổ bộ' vào Việt Nam trong năm 2022

  nguon https://vietnambiz.vn/cac-du-an-xe-dien-cua-vinfast-du-kien-se-thu-hut-lan-song-nhan-su-cap-cao-do-bo-vao-viet-nam-trong-nam-2022-20220124074426217.htm


Báo cáo của Navigos Group đã chỉ ra những ngành có nhu cầu tuyển dụng nhân sự tăng cao trong năm nay nhờ xu hướng xe điện của VinFast.

Nhóm ngành liên quan đến xe điện

Nhu cầu việc làm tại Việt Nam trong năm 2022 chịu ảnh hưởng như thế nào từ xu hướng xe điện của VinFast? - Ảnh 1.

VinFast sẽ tạo ra nhu cầu tuyển dụng lớn trong lĩnh vực pin xe điện. (Ảnh: Techwire Asia).

Vừa qua, Navigos Group đã công bố báo cáo về nhu cầu việc làm tại Việt Nam trong quý IV/2021 cũng như những dự đoán xe xu hướng việc làm trong quý I/2022. Theo quan sát, trong ngành điện tử, có rất nhiều dự án nhà máy gia công mới đến từ Trung Quốc, kéo theo nhu cầu nhân lực giỏi tiếng Trung tăng lên.

Tuy nhiên, do địa điểm đặt nhà máy thường ở những vùng xa xôi thuộc phía Bắc nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tuyển dụng nhân sự có chất lượng chuyên môn cao và thông thạo tiếng Trung.

Bên cạnh đó, với xu hướng chuyển đổi phương tiện chạy xăng sang sử dụng điện trên toàn thế giới, nhiều nhà máy sản xuất ắc quy xe điện đang dần được triển khai để đi vào hoạt động chính thức. 

Tại Việt Nam, Vingroup đang triển khai kế hoạch nhà máy sản xuất pin điện VINES EV. Dự án này cũng chào đón rất nhiều nhân sự cấp cao là các chuyên gia trong lĩnh vực xe điện đến Việt Nam. "Dự báo trong năm 2022 và những năm tiếp theo, nhu cầu tuyển dụng trong ngành pin xe điện sẽ rất sôi động", theo báo cáo của Navigos Group.

Ngành FMCG

Các doanh nghiệp FMCG đã trải qua một năm đầy biến động do ảnh hưởng của COVID-19. Hoạt động tuyển dụng bị đóng băng do doanh nghiệp phải tiết kiệm chi phí để đảm bảo duy trì kết quả kinh doanh. Đây cũng là thời điểm ứng viên cân nhắc nhất về việc chuyển việc do lo sợ mất tiền thưởng cuối năm.

Nắm bắt được vấn đề này, các công ty đa quốc gia đã áp dụng các chính sách thưởng để giữ chân nhân viên hoặc thu hút nhân tài. Đối với những nhân sự chủ chốt của doanh nghiệp sẽ có chính sách thưởng duy trì riêng. Đối với những nhân sự giỏi mà doanh nghiệp muốn tuyển dụng, họ cũng áp dụng chính sách thưởng để thu hút nhân tài.

Trong quý I, việc tuyển dụng trong lĩnh vực này sẽ nở rộ trở lại khi các doanh nghiệp bắt đầu sử dụng ngân sách mới. Đối với ứng viên, họ cũng sẵn sàng cho những cơ hội nghề nghiệp mới nếu tìm được công việc phù hợp với định hướng cũng như chính sách phúc lợi mang tính cạnh tranh cao.

Các doanh nghiệp tài chính - ngân hàng đang tuyển dụng số lượng lớn các vị trí liên quan đến công nghệ thông tin (CNTT) và bán hàng

Theo quan sát của Navigos Search, yêu cầu tuyển dụng trong quý IV của các doanh nghiệp trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng giảm so với hai quý trước do ngân hàng cũng như các công ty tài chính có xu hướng tập trung vào việc lập kế hoạch cho năm mới. 

Từ cuối quý IV/2021, một số lượng lớn các dự án tuyển dụng tìm kiếm các vị trí liên quan đến CNTT trong các công ty tư vấn dịch vụ tài chính và vị trí bán hàng từ các công ty bảo hiểm cũng như ngân hàng, phục vụ cho việc mở rộng và phát triển kinh doanh vào năm 2022.

"Các tín hiệu dự báo năm 2022 cho thấy nhu cầu tuyển dụng quy mô lớn trong ngành ngân hàng sẽ tiếp tục tăng. Một số công ty ngân hàng và chứng khoán cũng đang tìm kiếm nhân sự cấp cao cho các vị trí chủ chốt dẫn dắt chiến lược kinh doanh mới", theo báo cáo.

Công nghệ Thông tin & Truyền thông

ICT là ngành không bị ảnh hưởng nhiều bởi dịch bệnh nên ngành này vẫn đang có nhu cầu tuyển dụng sôi động. Xuất hiện trên thị trường là các công ty trong lĩnh vực CNTT đầu tư vào Việt Nam thông qua việc mở văn phòng đại diện hoặc thành lập các trung tâm nghiên cứu và phát triển (R&D) về công nghệ.

Trong quý IV/2021, theo quan sát của Navigos Search, các doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng nhân sự giỏi trong các lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), crypto và blockchain. 

Tuy nhiên, nguồn cung nhân lực cho các lĩnh vực này không dồi dào, dẫn đến sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp đang có nhu cầu tuyển dụng ngành này. Ngoài Hà Nội và TP.HCM, các doanh nghiệp trong lĩnh vực CNTT cũng mở văn phòng tại Đà Nẵng.

Các công ty nhiệt điện

Thị trường tuyển dụng năng lượng không ghi nhận nhiều biến động trong quý IV/2021. Do ảnh hưởng của COVID-19 với ngành năng lượng, đặc biệt là lĩnh vực điện gió, nhiều dự án đã bị chậm tiến độ. 

Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến nhiều nhà đầu tư cũng như kế hoạch tuyển dụng của các doanh nghiệp. Mảng điện mặt trời cũng không ghi nhận nhu cầu tuyển dụng cao như trước. Công tác tuyển dụng của các dự án nhiệt điện vẫn đang được tiến hành theo kế hoạch, nhưng tỷ lệ tuyển dụng có dấu hiệu chậm lại. 

Tâm điểm tuyển dụng trong ngành năng lượng tập trung ở một số dự án dầu khí dành cho các ứng viên có kinh nghiệm và khả năng tiếng Anh tốt.

"Dự báo trong quý I/2022, nhu cầu tuyển dụng đối với mảng năng lượng không có nhiều thay đổi so với cuối năm 2021. Nhu cầu tuyển dụng có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước, trong đó số lượng tuyển dụng ở ngành nhiệt điện tiếp tục giảm sâu", theo nhận định của Navigos Group.

Ngành bất động sản

Dự thảo Luật Bất động sản nếu được Quốc hội thông qua sẽ tạo điều kiện cho nhiều dự án bất động sản mới, và do đó nhu cầu tuyển dụng trong ngành này cũng sẽ tăng lên. Bên cạnh đó, làn sóng dịch chuyển bất động sản công nghiệp sang Việt Nam cũng như các hoạt động mua bán, sáp nhập trong lĩnh vực này gia tăng, kéo theo dự báo nhu cầu tuyển dụng ngành này sẽ tăng cao, đặc biệt là nhân sự cấp trung và cấp cao. 

Các vị trí cần tuyển dụng tập trung chủ yếu gồm các vị trí Phát triển dự án, Quản lý kinh doanh và tiếp thị, Giám đốc thiết kế, Pháp lý dự án, Pháp lý đầu tư, Kế hoạch và Chiến lược phát triển.

Ứng viên ngành bất động sản tương đối nhiều nên việc tuyển dụng giữa các doanh nghiệp và ứng viên diễn ra thuận lợi. Trong trường hợp yêu cầu tuyển dụng ứng viên nước ngoài, các ứng viên đến từ châu Âu sẽ được các doanh nghiệp ưu tiên.

Bên cạnh đó là các ứng viên đến từ các nước châu Á khác như Singapore, Hong Kong, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Dự kiến sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thị trường tuyển dụng sẽ rầm rộ vào đầu tháng 3/2022.

Các công ty sản xuất

Các nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến việc tuyển dụng lao động với số lượng lớn. Điều này ảnh hướng trực tiếp tới vị trí đặt nhà máy, nhất là với những ngành có nhu cầu tuyển dụng lao động cao.

Bên cạnh đó, nhiều nhà đầu tư nước ngoài quyết định đầu tư vào các nhà máy mới tại Việt Nam hoàn toàn thông qua các thông tin trực tuyến. Theo các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam, nước ta là điểm đến thuận lợi vì nằm trong chuỗi cung ứng của châu Á, thuận tiện về giao thông, gần Trung Quốc (nơi có nhiều đối tác của họ), có cơ sở hạ tầng tốt, chính trị ổn định và giá nhân công hợp lý…

Tại các công ty sản xuất, các tập đoàn đa quốc gia đã tìm kiếm những vị trí cấp cao do các ứng viên Việt Nam đảm nhiệm như Giám đốc Khu vực châu Á Thái Bình Dương hay Giám đốc Khu vực Đông Nam Á. Điều này cho thấy năng lực ngày càng được cải thiện của các ứng viên Việt Nam để có thể đảm nhận các vị trí trong khu vực.


Thứ Hai, 24 tháng 1, 2022

Giá vốn BĐS tăng vọt tại dự án Lộc An và Bửu Long kéo lợi nhuận D2D đi xuống

  Năm 2021, lợi nhuận sau thuế của D2D là gần 243 tỷ đồng, giảm 9% so với năm trước do giá vốn chuyển nhượng BĐS tại các dự án Lộc An và Bửu Long tăng mạnh.

D2D - Ảnh 1.

Nguồn: BCTC quý IV/2021 D2D.

CTCP Phát triển Đô thị Công nghiệp số 2 (Mã chứng khoán: D2D) vừa công bố kết quả kinh doanh quý IV/2021 với doanh thu thuần 129 tỷ đồng, giảm 11% so với cùng kỳ, chủ yếu đến từ dự án khu dân cư Lộc An, khu dân cư số 3 Bửu Long và cho thuê hạ tầng khu công nghiệp.

Giá vốn bán hàng trong quý tăng gần 73% lên 66,5 tỷ đồng đã kéo biên lãi gộp giảm từ 73,3% ở quý cùng kỳ xuống 48,3%. Kết quả, D2D báo lãi sau thuế quý IV hơn 48 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ. 

Còn tiếp...

Thứ Tư, 19 tháng 1, 2022

Chăm chỉ làm YouTube lưu kỷ niệm về mẹ, 'Ẩm thực mẹ làm' có thể kiếm gần 850 triệu đồng/năm

  nguon https://vietnambiz.vn/cham-chi-lam-youtube-luu-ky-niem-ve-me-am-thuc-me-lam-co-the-kiem-gan-850-trieu-dong-nam-20220119081950587.htm


Kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm" với những video nấu ăn đậm chất làng quê Việt Nam cũng giúp chủ kênh có thể thu về hàng trăm triệu đồng mỗi năm.

Ngày cuối cùng của tháng 12/2021, trên trang Facebook cá nhân, anh Đồng Văn Hùng, chủ nhân kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm" đã đăng tải dòng trạng thái mới.

Anh chia sẻ: "Thật may mắn cho gia đình mình khi cuối năm 2021 được Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên trao tặng bằng khen. Đây như là lời động viên khích lệ tinh thần to lớn giúp gia đình mình có thêm động lực nhiều hơn trong năm 2022". Bài đăng sau đó đã nhận được hàng nghìn lượt tương tác cùng những lời chúc mừng tới chủ nhân kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm".

Chăm chỉ làm YouTube lưu kỷ niệm về mẹ, 'Ẩm thực mẹ làm' có thể kiếm gần 850 triệu đồng/năm - Ảnh 1.

Anh Trần Văn Hùng nhận bằng khen từ Chủ tịch Tỉnh Thái Nguyên. (Ảnh: Trần Văn Hùng).

Kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm" đã trở nên nổi tiếng trong vài năm gần đây, và chắc hẳn không còn quá xa lạ với nhiều người, đặc biệt là với những ai thích theo dõi các kênh YouTube về ẩm thực, ăn uống tại Việt Nam.

"Ẩm thực mẹ làm" ra mắt vào tháng 9/2019, cùng theo trào lưu người cao tuổi tham gia làm YouTube, chủ yếu là về ẩm thực, chẳng hạn "Bà Tân Vlog" hay "Ông Thọ Vlog". Tính đến thời điểm hiện tại, tức sau gần ba năm đi vào hoạt động, kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm" đã có hơn 985.000 lượt đăng ký cùng hàng trăm video khác nhau.

Điểm nổi bật dễ nhận thấy trên kênh YouTube này đó là sự bình dị, mộc mạc trong các video nấu ăn làng quê. Trái với những kênh khác, "Ẩm thực mẹ làm" thường không có lời thoại hay lời dẫn truyện. Thay vào đó, chủ nhân của kênh thường chú trọng tới phần hình ảnh để làm nổi bật lên nét đẹp làng quê Việt Nam qua các video nấu ăn.

Nhân vật chính trong các clip xuất hiện trên "Ẩm thực mẹ làm" là bà Dương Thị Cường (mẹ ruột của anh Trần Văn Hùng). Bà thường là người trực tiếp ra vườn hái rau, lựa chọn các nguyên liệu cũng như trực tiếp vào bếp. Đặc biệt, thay vì sử dụng bếp gas hay bếp từ, bà vẫn nấu các món ăn bằng bếp than, bếp củi đúng với hình ảnh miền quê Việt Nam nhiều năm về trước.

Trong khi đó, chủ nhân của kênh YouTube là anh Trần Văn Hùng, sinh năm 1996. Chia sẻ trên báo Thanh Niên, anh Hùng cho biết mục đích ban đầu của việc lập ra kênh YouTube này là quay lại những video về mẹ làm kỷ niệm.

"Công việc rất hay phải xa nhà, mỗi lần về nhà được ăn cơm mẹ nấu thấy vô cùng xúc động. Mình muốn lưu giữ hình ảnh của mẹ mình và các công việc thường ngày của bà. Sau khi đăng lên mạng xã hội thì được mọi người ủng hộ rất nhiều nên quyết định sản xuất thêm nhiều video về nét đẹp quê hương, các món ăn dân dã đến cho mọi người cùng xem. Lúc đầu mẹ cũng chưa biết quay để làm gì. 

Mình có bảo để sau này làm kỷ niệm thì mẹ đồng ý. Sau này thấy mọi người khen ngợi mình thấy mẹ mình rất vui, hai mẹ con cũng có động lực làm thêm những video tiếp theo", Đồng Văn Hùng cho biết.

Trong khi đó, bà Cường chia sẻ: "Hằng ngày thì tôi vẫn làm công việc giống như khi quay, nên mọi việc diễn ra bình thường. Có cái em nó quay thì mình làm phải cẩn thận, cầu kỳ và lâu hơn trước".

Theo chuyên trang phân tích Social Blade, kênh "Ẩm thực mẹ làm" hiện đang đứng thứ 258 trong số các kênh YouTube tại Việt Nam. Mỗi tháng, anh Hùng có thể thu về khoảng 193 USD – 3.100 USD (4,3 triệu đồng – 70,5 triệu đồng), tương đương với mức thu nhập hàng năm từ YouTube khoảng 2.300 USD – 37.100 USD (52 triệu đồng – 845 triệu đồng).

Hiện tại, ngoài kênh YouTube, "Ẩm thực mẹ làm" còn sở hữu trang Facebook với hơn 670.000 lượt theo dõi và kênh TikTok hơn 223.000 lượt theo dõi. Ngoài ra, trang Facebook cá nhân của anh Đồng Văn Hùng cũng có gần 130.000 lượt theo dõi.

Bên cạnh bằng khen từ tỉnh Thái Nguyên, kênh YouTube "Ẩm thực mẹ làm" cũng từng được xướng tên trong hạng mục trao giải của We Choice Award 2020, cũng như đại diện cho Việt Nam cùng các nhà sáng tạo nội dung ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương góp mặt tại YouTube Fanfest 2020, lễ hội nổi tiếng toàn cầu.


Thứ Hai, 10 tháng 1, 2022

CEO Nguyễn Tử Quảng kể về lần ra mắt hụt của Bphone tại một triển lãm quốc tế

  nguon https://vietnambiz.vn/ceo-nguyen-tu-quang-ke-ve-lan-ra-mat-hut-cua-bphone-tai-mot-trien-lam-quoc-te-20220110101758253.htm


Lãnh đạo BKAV cho biết ngoài CES, ông còn muốn đưa Bphone trình làng tại Triển lãm di động công nghệ MWC nhưng không thành.

Như vậy, triển lãm được các tín đồ công nghệ mong chờ bậc nhất năm nay là CES 2022 đã chính thức khép lại. Triển lãm năm nay là nơi nhiều hãng công nghệ từ khắp nơi trên thế giới tụ họp để giới thiệu các sản phẩm mới, trong đó bao gồm hãng xe VinFast của Việt Nam.

Ngày 10/1, nói về triển lãm này, CEO BKAV Nguyễn Tử Quảng đã chia sẻ về một câu chuyện trong quá khứ. Ông Quảng cho hay, cách đây tròn 7 năm - tức thời gian BKAV ra mắt chiếc Bphone đầu tiên, thì nguyên mẫu chiếc smartphone này đã được xuất hiện tại CES 2015.

"Đây là khởi đầu cho chiến dịch media ra mắt tương đối tốn kém cho chiếc điện thoại thông minh được thiết kế bởi BKAV, Made in Việt Nam đầu tiên", ông Quảng nói.

Để chuẩn bị cho sự kiện, BKAV đã đăng ký, nộp tiền trước với ban tổ chức cách đó gần một năm. Theo ông Quảng, nếu việc nộp tiền và đăng ký diễn ra muộn hơn thì sẽ không còn chỗ tham dự sự kiện. CES là triển lãm mà mọi công ty công nghệ đều muốn xuất hiện.

Ông kể rằng lúc đầu dự định hé lộ Bphone tại CES và sẽ ra mắt chính thức tại triển lãm công nghệ di động MWC 2015 tại Tây Ban Nha vào tháng 3 cùng năm. Nhưng quá trình hoàn thiện đến bản MP Mass Production có nhiều khó khăn không lường trước được nên BKAV đành bỏ lỡ MWC.

Sau đó, BKAV đã lựa chọn hình thức ra mắt Bphone tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Mỹ Đình, Hà Nội). Dưới bài đăng của mình, ông Quảng đã chia sẻ lại hình ảnh về chiếc hộp chứa nguyên mẫu Bphone đầu tiên từng xuất hiện tại CES 2015.

VinFast vừa tham dự CES 2022, CEO Nguyễn Tử Quảng lập tức chia sẻ nguyên mẫu Bphone cũng từng xuất hiện tại đây - Ảnh 1.

Hình ảnh nguyên mẫu Bphone tại CES 2015 được CEO Nguyễn Tử Quảng chia sẻ. (Ảnh: Nguyễn Tử Quảng).

BKAV đã chuyển hướng từ một hãng phần mềm trở thành một nhà sản xuất smartphone kể từ năm 2015 với thương hiệu Bphone. Song, kể từ đó đến nay, bất chấp việc hãng này liên tục ra mắt sản phẩm mới, doanh số bán hàng của hãng tại thị trường Việt Nam vẫn là một con số bí ẩn.

Giữa năm 2020, trong một bài đăng trên trang cá nhân, ông Quảng đặt mục tiêu Bphone sẽ chiếm thị phần thứ hai tại Việt Nam sau hai năm nữa.


Thứ Năm, 6 tháng 1, 2022

VinFast tuyên bố dừng sản xuất xe xăng vào cuối năm nay

 Nguon https://vietnambiz.vn/vinfast-tuyen-bo-dung-san-xuat-xe-xang-vao-cuoi-nam-nay-20220106071749086.htm


 Hiện xe điện đang là tương lai của ngành ô tô và VinFast muốn tập trung cho thị trường còn non trẻ này.

VinFast sẽ ngừng sản xuất ô tô chạy bằng động cơ đốt trong vào cuối năm 2022 - chỉ hai năm rưỡi sau khi những chiếc đầu tiên được được ra đời sau dây chuyền lắp ráp ở miền Bắc của công ty. 

Điều này diễn ra trong bối cảnh xu hướng doanh số bán xe SUV điện trên toàn cầu tăng lên, cùng với đó VinFast cũng có kế hoạch vươn ra toàn cầu với các mẫu xe điện liên tiếp được ra mắt gần đây, theo Bloomberg.

Bà Lê Thị Thu Thủy, Phó Chủ tịch Tập đoàn Vingroup, công ty mẹ của VinFast, cho biết công ty sẽ tập trung hoàn toàn vào xe điện vì đây là cơ hội lớn cho VinFast tại một thị trường còn non trẻ.

"Lĩnh vực ô tô điện vẫn đang trong giai đoạn đầu phát triển, mức độ cạnh tranh chưa quá gay gắt và vẫn còn dư địa để bứt phá cho các thương hiệu mới. VinFast đang bước vào thị trường quốc tế với tiềm năng hơn một tỷ chiếc ô tô chạy bằng khí đốt sẽ được thay thế bằng ô tô điện trong tương lai gần", lãnh đạo Vingroup chia sẻ.

VinFast vừa giới thiệu 5 mẫu xe SUV điện tại hội nghị công nghệ CES thường niên ở Las Vegas trong sáng nay (6/1) trước khi dự kiến chào bán công khai lần đầu tại Mỹ vào nửa cuối năm nay. Hãng xe Việt có kế hoạch giao xe điện ở California, Canada, Pháp, Đức và Hà Lan vào cuối năm 2022.

VinFast cam kết loại bỏ ô tô chạy bằng khí đốt trong một năm - Ảnh 1.

Hai mẫu xe điện vừa được VinFast ra mắt cuối tháng 11 tại Mỹ. (Ảnh: VinFast).

Ngoài ra, bà Thủy tiết lộ VinFast đã thu hẹp địa điểm tiềm năng cho việc xây nhà máy theo kế hoạch ở Mỹ xuống còn ba địa điểm. Lãnh đạo VinFast cho biết giai đoạn đầu tiên của nhà máy sẽ hoàn thành vào cuối năm 2024.

Khu phức hợp nhà máy, có công suất sản xuất 250.000 xe mỗi năm, cũng sẽ bao gồm các nhà máy pin và xe buýt điện. Bà Thủy cho biết thêm giai đoạn đầu sẽ có vốn đầu tư từ 1 tỷ đến 1,5 tỷ USD.

Tháng 11/2021, VinFast đã trình làng hai mẫu SUV chạy điện là VF e35 và VF e36 tại Triển lãm ô tô Los Angeles Auto Show 2021. Công ty sẽ bắt đầu nhận đặt trước toàn cầu cho hai mẫu xe này tại CES ngày 6/1.

Tại Việt Nam, khách hàng đặt trước 10 triệu đồng sẽ nhận được phiếu mua hàng trị giá 150 triệu đồng dành cho VF e35 và 250 triệu đồng dành cho VF e36. Tại Mỹ, khách hàng đặt trước 200 USD sẽ nhận được một mã mua hàng điện tử (e-voucher) trị giá 3.000 USD cho xe VF e35 và 5.000 USD cho xe VF e36. Ở cả hai thị trường, khoản đặt trước đều có thể hoàn lại.

Với việc ứng dụng công nghệ blockchain, khách hàng sẽ nhận được thẻ chứng nhận VinFirst NFT (mã tài sản không thể thay thế trên blockchain) - chứng minh là khách hàng tiên phong bằng hình thức NFT.

Các quyền lợi, ưu đãi dành riêng cho các thành viên VinFirst sẽ được chuyển trực tiếp vào ví blockchain dựa trên VinFirst NFT, đảm bảo khách hàng xác thực quyền lợi ưu tiên, đồng thời mở ra nhiều cơ hội dịch vụ trong tương lai. Trước mắt, VinFast mới ứng dụng blockchain tại Mỹ và đang nghiên cứu để sớm ứng dụng công nghệ trên cho các thị trường khác.

Bà Thủy được bổ nhiệm làm giám đốc điều hành VinFast vào cuối tháng 12, thay cho ông Michael Lohscheller, cựu CEO của Opel. Theo bà Thủy, VinFast có một đội ngũ giám đốc điều hành ô tô dày dạn kinh nghiệm.

Năm 2021, VinFast đã bán được 32.676 chiếc ô tô chạy bằng động cơ đốt trong tại Việt Nam cho đến hết tháng 11. Trước đó, hãng đã bán được khoảng 30.000 chiếc tương tự vào năm 2020.


Một Vloger Việt vừa bị trộm mất nút vàng YouTube: Giải thưởng này thực sự có giá trị bao nhiêu?

  nguon  https://vietnambiz.vn/mot-vloger-viet-vua-bi-trom-mat-nut-vang-youtube-giai-thuong-nay-thuc-su-co-gia-tri-bao-nhieu-202202151035122...