Trang

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

CEO Tân Hiệp Phát chia sẻ quan điểm về giá trị cốt lõi của một cty gia đình

Trong một chia sẻ mới đây trên website cá nhân, ông Trần Quí Thanh, Chủ tịch Tập đoàn Tân Hiệp Phát đã đăng tải bài viết về “Giá trị cốt lõi của một công ty gia đình là gì?”

Xem thêm về Trần Ngọc Bích: http://vietnambiz.vn/tags/tran-ngoc-bich-16349.tag

Dưới đây là toàn văn bài viết của Chủ tịch Tân Hiệp Phát trên website cá nhân:


“Sống trên đời này ai cũng có nhu cầu được để lại một cái gì đó. Người ta nói con người được sinh ra với hai bàn tay trắng, ra đi cũng với hai bàn tay trắng, có mang được gì theo đâu. Với một người bình thường thì họ mong muốn con cái được học hành tử tế, có nghề nghiệp đàng hoàng, gia đình hạnh phúc. Với một người có tầm nhìn, có tư tưởng thì cái họ mong muốn để lại là một huyền thoại, một động lực cho thế hệ sau.

CEO Tân Hiệp Phát Trần Quí Thanh và Trần Uyên Phương phó tổng giám đốc Tân Hiệp Phát


Tân Hiệp Phát vừa kỷ niệm 23 năm thành lập và vẫn duy trì là một công ty, tập đoàn gia đình như tầm nhìn ban đầu của tôi. Người ta hay hỏi tôi công ty gia đình là gì, làm sao để duy trì một công ty gia đình lâu dài, bền vững?

Tôi trả lời rằng, công ty gia đình là tập hợp những người có cùng cốt lõi gia đình.Thực ra trong một gia đình, mỗi thành viên có một đam mê, một chí hướng khác nhau; nhưng nếu tất cả các thành viên đều có chung giá trị cốt lõi thì không bao giờ đánh mất giá trị của gia đình mình cả.

Tôi hay dạy con tôi, công ty gia đình là công ty mà người nào tiếp nối, kế thừa thì phải phát huy giá trị sứ mạng của gia đình, của người sáng lập. Người kế thừa phải chịu trách nhiệm bảo quản di sản, để chuyển giao thế hệ sau vì chẳng ai mang theo cái gì cả.

Trách nhiệm của người kế thừa rất nặng nề chứ chẳng phải sung sướng gì, vì họ phải biết tạo danh tiếng gia đình và để lại giá trị cho xã hội. Làm sao để cuối cùng nhận ra tài sản này là của quốc gia chứ không phải của mình. Vì mình đóng góp cho xã hội, trả lại cho tổ quốc, cho quốc gia chứ chết cũng có mang được theo đâu.

Kinh nghiệm từ tôi mà ra. Ít tiền thì còn đếm chứ nhiều tiền thì không còn muốn đếm nữa. Nhu cầu thì đơn giản ngày ăn ba bữa. Nhưng trong gia đình thì phải trung thành với giá trị cốt lõi, với văn hóa của gia đình mình”.

Tân Hiệp Phát bắt đầu được khởi nghiệp từ công ty sản xuất bia, vào năm 1994. Ở thời điểm đó, công ty đã trở thành nhà sản xuất đồ uống tư nhân lớn nhất Việt Nam, với khoảng 5.000 nhân viên trên toàn quốc. Công ty chỉ nằm dưới thị phần so với công ty sản xuất nước ngọt đa quốc gia như Coca-Cola.

Ông chủ Trần Quí Thanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát sinh năm 1953. Mặc dù có trong tay bằng kỹ sư cơ khí nhưng ông lại lựa chọn rẽ hướng vào kinh doanh với công việc tại Tổng công ty thực phẩm Trung ương.

Vốn là người ham học hỏi, đam mê kinh doanh ông nhanh chóng được bổ nhiệm làm giám đốc Xưởng Cồn Gas & nước giải khát Bến Thành thuộc Tổng công ty thực phẩm miền Nam. Đây chính là tiền thân của Tân Hiệp Phát.

Tân Hiệp Phát sản xuất và bán các sản phẩm nước giải khát tại 63 tỉnh thành Việt Nam và 16 quốc gia trên thế giới. Các sản phẩm của Tân Hiệp Phát bao gồm trà thảo mộc, trà xanh, trà bí đao, nước uống vận động, nước tăng lực, sữa đậu nành và nước tinh khiết.

Năm 2006, sau sự thành công của Number One, Tân Hiệp Phát tiếp tục gây tiếng vang với sản phẩm Trà xanh không độ rồi Trà thảo mộc Dr. Thanh. Đến năm 2009, cái tên Tân Hiệp Phát bắt đầu nổi lên trên thị trường nước giải khát tại Việt Nam.

Năm 2015, báo chí Việt Nam đã đăng việc con ruồi và các tạp chất khác đã được tìm thấy trong một số sản phẩm của Tân Hiệp Phát.

Ông Thanh nói: “Đó là những việc có thể xảy ra trong thời đại cạnh tranh gay gắt của thị trường hôm nay”.

Mô hình công ty gia đình là mô hình kinh doanh lâu đời và phổ biến trên thế giới. Tại Việt Nam, sự hiện hữu của các doanh nghiệp gia đình ngày càng nhiều hơn khi kinh tế tư nhân được “cởi trói” sau công cuộc đổi mới năm 1986. Tuy vậy, các công ty gia đình giữ được sự phát triển vững mạnh là rất khó, Tân Hiệp Phát là một trong số đó.

Bà Trần Uyên Phương, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát (con gái ông Trần Quí Thanh) từng chia sẻ: “Tại doanh nghiệp gia đình luôn tồn tại song hành giữa quyền sở hữu và tinh thần làm chủ. Để quản trị tốt, các doanh nghiệp gia đình cần kết hợp giữa chuyên nghiệp hóa với chủ nghĩa gia đình; văn hóa làm việc nhóm, sự trung thành, dũng cảm của nhân viên. Trong doanh nghiệp gia đình, lỗi lầm thì được tha thứ nhưng vi phạm đạo đức thì không được tha thứ”.

Theo bà, thừa kế là trách nhiệm của thế hệ tiếp theo, nhiệm vụ làm sao các tài sản của thế hệ thứ nhất chuyển giao cho thế hệ thứ ba có cộng lãi. Chứ không phải kế thừa là xài cho hết số tiền truyền lại. Để doanh nghiệp gia đình phát triển bền vững cần thiết phải gia đình hóa doanh nghiệp, chuyên nghiệp hóa gia đình.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.

Một Vloger Việt vừa bị trộm mất nút vàng YouTube: Giải thưởng này thực sự có giá trị bao nhiêu?

  nguon  https://vietnambiz.vn/mot-vloger-viet-vua-bi-trom-mat-nut-vang-youtube-giai-thuong-nay-thuc-su-co-gia-tri-bao-nhieu-202202151035122...