Thị trường cao su tự nhiên toàn cầu đang ở năm
thứ 4 thặng dư liên tiếp. Tình trạng dư cung gây ra bởi các kho dự trữ
tích lũy lớn, dẫn tới giá cao su giảm. Đầy các nước mạnh về cao su luôn đứng trong tình trạng cung nhiều cầu ít
Cao su trên thế giới cung nhiều cầu ít |
Nhu cầu thế giới đối với cao su tự nhiên, chủ yếu sử dụng trong sản xuất lốp xe, giảm nhiệt do suy giảm tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc. Châu Á chiếm 93% tổng sản lượng cao su tự nhiên toàn cầu, trong đó Thái Lan là nước sản xuất lớn nhất thế giới, theo sau là Indonesia và Việt Nam. Các nhà sản xuất cao su lớn khác trong khu vực bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Malaysia.
Do cơ chế AETS, xuất khẩu cao su tự nhiên của Indonesia được dự báo giảm 238.736 tấn, với xuất khẩu của Malaysia và Thái Lan giảm lần lượt 52.259 tấn và 324.005 tấn. Cắt giảm nguồn cung đã đẩy giá cao su tự nhiên toàn cầu bật tăng trở lại sau 6 năm giảm liên tục.
Trung Quốc là nước tiêu thụ cao su tự nhiên lớn nhất thế giới, theo sau là Ấn Độ và Mỹ. Tiêu dùng tăng đối với lốp xe và các sản phẩm công nghiệp từ cao su được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nhu cầu cao su tự nhiên toàn cầu trong thời gian tới. Đối với Indonesia, mặc dù ngành cao su tự nhiên của nước này đối mặt với các thách thức như năng suất thấp và cơ sở hạ tầng yếu kém, nhu cầu cao su đang tăng từ các nền kinh tế đang phát tiển được cho là đã có tác động tích cực lên thị trường vào năm 2016.
Ngành cao su tự nhiên Indonesia hiện đang có tình trạng dư cung, vơi snhu cầu tăng chậm lại, đặc biệt là từ Trung Quốc, nước nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới. Sumatra là khu vực sản xuất cao su tự nhiên chính tại Indonesia, chiếm gần 2/3 tổng sản lượng cao su tự nhiên tại Indonesia, theo sau là Kalimantan, Sulawesi and Java. 85% các nhà sản xuất cao su tự nhiên tại Indonesia có quy mô tiểu điền và đóng góp 81% tổng sản lượng cao su của nước này.
Mới đây, Tập đoàn cao su quốc tế, thể chế đại diện cho các nhà sản xuất cao su tại Thái Lan, Indonesia và Malaysia đã đưa ra khuyến cáo không bán cao su ở giá thấp. Diện tích trồng cao su tại Indonesia tăng từ 3,61 triệu ha năm 2015 lên 3,64 triệu ha năm 2016 và năng suất tăng từ 1,04 tấn/ha lên 1,05 tấn/ha. Sản xuất cao su tự nhiên năm 2016 của Indonesia có thể giảm nhẹ do đợt khô hạn kéo dài từ nửa cuối năm 2015. Tuy nhiên, không có yếu tố tiêu cực nào khác làm gián đoạn sản xuất trong năm 2016.
Theo: báo Vietnambiz.vn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.