Chưa thấy lời trình bày nào của bà Phấn đẩy trách nhiệm cho bất kì ai.
Trong phần bào chữa, có luật sư trình bày các bị cáo bị bà Phấn ép buộc thực hiện hành vi phạm tội.
Tình trạng sức khỏe của bà Phấn mặc dù chưa có kết qủa giám định nhưng với cảm nhận của tôi thì sức khỏe của bà Phấn gần đến ranh giới đời sống thực vật.
Nếu HĐXX áp cho bà phấn phải chịu trách nhiệm thì cũng không còn ý nghĩa đối với bà Phấn.
Việc tòa đưa ra xét xử vắng mặt bà Phấn khi chưa giám định tình trạng sức khỏe là vi phạm bộ luật tố tụng hình sự, đại diện vks đã không tranh luận điều này thì tôi nghĩ VKS đã đồng tình.
HĐXX tham gia xét xử và có 3 thành viên từng tham gia trong xét xử trong vụ án Phạm Công Danh ra quyết định khởi tố vụ án, về mặt hình thức, luật sư cho rằng dễ có thể không vô tư đối với vụ án.
Liên quan bị cáo Nguyễn Kim Thanh, các luật sư của bị cáo đã trình bày về các biểu hiện cũng như tình trạng bệnh tâm thần của bị cáo Thanh. Tuy nhiên, VKS cho rằng chưa đủ căn cứ để miễn trách nhiệm hình sự.
Đối với hành vi bị cáo Phấn và các bị cáo khác bị quy kết tội trong hành vi mua ban căn nhà số 5 Phạm Ngọc Thạch. VKS cho rằng, tôi và 1 số luật sư khác đã có phân tích về tính khách thể, tôi nghĩ VKS đã có sự nhầm lẫn.
Trình bày tại tòa, luật sư cho rằng, nếu đại diện CB cho rằng việc thực hiện hợp đồng có vấn đề nào chưa hơp lý thì có thể quay lại thương lượng với người bán cho mình hoặc kiện ra tòa với 1 vụ án khác.
Luật sư trình bày, biên bản ghi nhận công ty Trường Vỹ nhận tiền mặt thực tế sau khi phát hành trái phiếu là 132 tỷ đồng nên công ty Trường Vỹ phải chịu trách nhiệm số tiền trên cả gốc và lãi. Cuối biên bản ghi Phạm Đăng Quan nhận thêm 210 tỷ đồng.
Ngoài ra, luật sư trình bày thêm 1 số công văn thể hiện công ty Phưng Trang có xác nhận 132,8 tỷ đồng và số lãi thực hiện là 38,62 tỷ đồng tính đến ngày 29/2/2012. Đồng thời xác nhận rằng số tiền NH đã gửi cho Phương Trang là 4.500 tỷ đồng.
Luật sư đề nghị HĐXX xác nhận chứng cứ văn bản thể hiện tại các công văn, biên bản mà luật sư đã trình bày trong các phiên tòa trước đó.
Nếu HĐXX nghiên cứu kỹ, vấn đề đặt ra tại tòa là đại diện nhóm Phương Trang chỉ thừa nhận nhận số tiền 3,936 tỷ đồng. Tuy nhiên diễn biến tại phiên tòa, chúng tôi chưa bắt gặp được con số 3,936 tỷ đồng này từ đâu mà có.
Vì vậy luật sư đề nghị triệu tập điều tra viên để làm rõ phương pháp truy ngược dòng là như thế nào nhưng không được HĐXX chấp thuận.
Về số liệu 3,936 tỷ xác nhận công ty Phương Trang đã thực nhận bằng phương pháp truy ngược dòng, HĐXX cho rằng CQĐT đã làm rõ, vậy thì xét xử tại phiên tòa này để làm gì? Số liệu này từ khi CQĐT đưa vào điều tra.
Số liệu thứ 2, số tiền công ty Phương Trang thừa nhận thực nhận từ NH Đại Tín là hơn 4.500 tỷ đồng theo các biên nhận, công văn mà luật sư đã nêu trên.
Số liệu thứ 3: Trên cơ sở tổng hợp lại trên sổ nhật ký quỹ của cty Phương Trang, nếu lấy từ 82 khoản vsy. Nếu tính toàn bộ từ nguồn NH Đại Tín về thì hơn 9.500 tỷ đồng.
Vấn đề đặt ra, số liệu nào là số liệu đúng nhất?
Tại tòa, phía Phương Trang khẳng định chỉ thực nhận số tiền 3.936 tỷ đồng và xác nhận chưa trả 1 đồng lãi nào. Theo luật sư tại hồ sơ có 82 khoản vay và 1 khoản phát hành trái phiếu trong đó đã tất toán 36 hợp đồng với số tiền 7.000 tỷ đồng. Vậy thì lấy lãi ở đâu trả cho 36 khoản vay này trong khi đó lãi suất thời điểm đó rất cao.
Luật sư cho biết những gì mà luật sư phân tích là những chứng cứ có thật, chứng cứ là văn bản đúng theo quy định và chưa có chứng cứ nào thể hiện là giả mạo.
Để có đủ căn cứ giải quyết vụ án, luật sư đề nghị HĐXX hoãn phiên tòa để làm rõ số liệu công ty Phương Trang thực nhận tại NH Đại Tín, giám định tài chính từ CB và các công ty nhóm Phương Trang để làm rõ dòng tiền đi những đâu để làm rõ tất cả vấn đề của vụ án.
10:46
VKS đề nghị tiếp tục kê biên 114 tài sản
CB yêu cầu Phương Trang trả 27.000 tỷ đồng, VKS không chấp nhận và vẫn giữa quan điểm đề nghị. Bởi căn cứ vào hồ sơ điều tra, cũng như quá trình xét hỏi tại vụ án này: Phương Trang thực nhận 3.936 tỷ đồng nên chỉ trả số tiền này và lãi đến ngày khởi tố vụ án.
Phương Trang đề nghị tính lãi suất phát sinh được tính từ ngày nộp đơn tố cáo sai phạm của NH Đại Tín, VKS cho rằng điều này không đúng với luật tố tụng. Nhưng Phương Trang cho rằng việc kê biên tài sản suốt năm gây thiệt hại lớn nên đòi bồi thường là có cơ sở, căn cứ nên đề nghị HĐXX dành cho Phương Trang quyền khởi kiện dân sự đối với khoản thiệt hại mà hành vi bà Phấn gây ra.
Liên quan đến ông Trương Đoàn Quốc Dũng đề nghị giải toả kê biên tài sản. Nhưng do ông Dũng đang đang có tranh chấp dân sự với bên Công ty Phương Trang nên HĐXX sẽ giải quyết bằng vụ án dân sự khác.
Liên quan đến Phạm Công Danh VKS đề nghị tiếp tục kê biên 114 tài sản của bà Phấn vì liên quan đến hợp đồng nhận chuyển giao NH từ bà Phấn với Phạm Công Danh sẽ được xét xử ở giai đoan sau.
Đối với đề nghị khởi tố bị cáo Phấn chiếm đoạt của ông Phạm Công Danh, VKS đề nghị HĐXX xem xét, tách tranh chấp để giải quyết.
10:23
Về ý kiến của luật sư cho rằng, các bị cáo Phấn, Tụ không thực hiện hành vi khách quan của tội phạm, VKS đề nghị bác bỏ ý kiến này.
Đối với hành vi của Lâm Kim Dũng, VKS cho biết bị cáo đã thực hiện hành vi phạm tội khi làm giám đốc Công ty Nam Giang. Thực tế Ngân hàng đã thiệt hại hơn 1.000 tỷ đồng.
Việc quy kết bị cáo Toàn ký vào hợp đồng mua bán tài sản mà không thông qua Cổ đông là không có căn cứ của LS, VKS khẳng định HĐQT có nhiệm vụ trình ĐHĐCĐ việc mua sắm tài sản. Hơn nữa việc nói rằng bị cáo Phấn có số cổ phần chiếm 84% nên đã thông qua, VKS cho rằng như vậy là không tôn trọng các cổ đông còn lại.
Về vấn đề các luật sư phân tích công ty Phương Trang nhận tiền vay hơn 9.000 tỷ đồng phù hợp với sổ theo dõi, thu chi của Phương Trang, phù hợp với 1 số văn bản, thu chi cấn trừ giữa nhóm phú mỹ và Phương Trang. Sau đó, các luật sư đề nghị trả hồ sơ, điều tra vụ án làm rõ 1 số vấn đề.
Liên quan đến khoản vay của nhóm Phương Trang tại Ngân hàng Đại Tín, Kết luận CQĐT cho thấy không có mối quan hệ vay giữa bà Phấn và nhóm Phương Trang.
Về đường đi dòng tiền đã thể hiện đầy đủ trong kết luận của CQĐT. Hơn nữa các bị cáo đều thừa nhận rằng làm theo sự chỉ đạo của cấp trên. Thực tế không có giải ngân như HĐTD hoặc giải ngân không đúng.
Về quỹ tiền mặt của ngân hàng, không đủ tiền để có thể giải ngân tiền mặt, cấn trừ. Do đó VKS cho rằng đây là thu chi khống. Cũng như LS Hoài phân tích, Ngân hàng không hề đủ phương tiện chuyển tiền số tiền 2.000 tỷ đồng trong 4 ngày.
Các khoản vay đều thực hiện theo phương pháp cấn trừ và để hợp lý hóa hồ sơ in sẵn chứng từ. Sổ nhật ký tiền mặt mà các LS trình bày, đây chỉ sổ ghi chép của Hứa Thị Bích Hạnh lập trên chứng từ khống.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét
Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.